1. Công tác
tham mưu, ban hành kế hoạch triển khai; kết quả triển khai thực hiện công tác
rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và phổ biến, giáo dục pháp
luật (PBGDPL) năm 2020:
Ngày 11/3/2020 Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành
Kế hoạch số 693/KH-SNN-VP tự kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL, công
tác PBGDPL ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020.
Trên cơ sở đó, Sở đã chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc
ngành triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch và đảm bảo chất lượng và thời
gian nội dung đã được phân công trong kế hoạch.
1.1) Kết quả
thực hiện kiểm tra, rà soát văn bản QPPL
Lãnh đạo Sở luôn chú trọng trong công tác kiểm tra, rà
soát văn bản QPPL, ngay sau khi kế hoạch được ban hành, Sở đã ban hành Công văn
số 2739/SNN-VP ngày 21/8/2020 về việc rà soát số lượng cán bộ, công chức, viên
chức làm công tác xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định văn bản QPPL; Công
văn số 3514/SNN-VP ngày 20/10/2020 về việc rà soát chỉ thị, quyết định của UBND
tỉnh; Công văn số 3622/SNN-VP ngày 28/10/2020 về việc tự kiểm tra văn bản và
gửi danh mục văn bản QPPL có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành
Nông nghiệp và PTNT;
Trong các cuộc họp giao ban Lãnh đạo Sở cũng chỉ đạo
các phòng, các đơn vị thuộc Sở thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, rà soát
văn bản QPPL.
Năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho HĐND
tỉnh ban hành 01 Nghị Quyết, UBND tỉnh ban hành 02 Quyết định; trình tự tham
mưu, xin ý kiến góp ý và được HĐND tỉnh, UBND tỉnh thông qua các cuộc họp
thường kỳ đúng theo quy định. Tính đến ngày 31/10/2020 trở về trước Sở Nông
nghiệp và PTNT đã rà soát 64 văn bản QPPL do Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành
1.2) Kết quả
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luât
Sở đã ban hành Công văn số 1010/SNN-VP ngày 31/3/2020
về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid - 19;
Công văn số 1212/SNN-VP ngày 22/4/2020 về việc tiếp tục triển khai các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh covid; Công văn số 1241/SNN-VP ngày 26/4/2020 về
việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh covid-19 theo Văn
bản chỉ đạo số 2518/UBND-VX và số 2524/UBND-VX của UBND tỉnh Nghệ An; Công văn
số 2547/SNN-VP ngày 10/8/2020 về việc
triển khai ứng dụng Bluezone trong phòng chống covid 19; Công văn số 1598/SNN-VP
ngày 26/5/2020 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021” trên địa bàn
tỉnh Nghệ An; Quyết định số 730/QĐ-SNN-VP ngày 25/9/2020 về việc thành lập Đoàn
kiểm tra số 3 việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng
quản lý, khai thác tủ sách pháp luật năm 2020 tại huyện Yên Thành; Thông báo số
3195/TB-SNN-VP ngày 25/9/2020 thông báo lịch kiểm tra việc thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
năm 2020 tại huyện Yên Thành;
Năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện được các
kết quả sau: Ngành nông nghiệp & PTNT đã tổ chức được hơn 80 hội nghị tuyên
truyền phổ biến pháp luật về các Luật thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, chăn
nuôi; trồng trọt; bảo vệ thực vật; an toàn thực phẩm; an ninh mạng; hôn nhân và
gia đình… các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến ngành cho
hơn 4600 lượt người là Lãnh đạo Sở, trưởng các phòng Sở và cán bộ công chức Văn
phòng Sở, Lãnh đạo các đơn vị, cán bộ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông, lâm,
thủy sản và muối tại 7 đơn vị hành chính Nhà nước, 26 đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở, người dân nông thôn, đại diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng
vật tư nông nghiệp trên toàn tỉnh.
Phối hợp với Đài phát thanh-truyền hình tỉnh phát hành
9 phóng sự; phối hợp với Báo Nghệ An, Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện tuyên
truyền các bài viết liên quan đến hoạt động của ngành.
Phát
miễn phí hơn tài liệu hỏi đáp pháp luật về giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi,
thú y, kiểm dịch thực vật cho người dân nông thôn...
Thông qua website của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đăng
tải một khối lượng lớn 330 tin, bài, văn bản,thủ tục hành chính nhằm phổ biến
giáo dục pháp luật và thường xuyên cập
nhật các văn bản mới nhất, công khai đầy đủ bộ thủ tục hành chính thuộc
lĩnh vực của ngành, góp phần phổ biến pháp luật nhanh chóng, kịp thời đến các cán
bộ và nhân dân trong tỉnh.
Cập nhật thường
xuyên thông tin điểm báo cháy rừng trên trang Websie của Cục Kiểm lâm và chỉ
đạo các đơn vị kiểm tra, xử lý và báo cáo kịp thời. Phối hợp với Trung tâm Khí
tượng thủy văn Bắc Trung Bộ và Đài PTTH tỉnh để vận hành phần mềm cảnh báo cháy
rừng và cảnh báo cháy rừng trong thời gian nắng nóng cao điểm.
Qua
công tác thanh tra, kiểm tra: trong năm 2020, tổ chức Thanh tra Sở và các chi
cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đã tuyên truyền PBPL
cho hơn 720 cá nhân, tổ chức các quy định về thức ăn chăn nuôi, phân bón, bảo vệ thực vật,
thú ý; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm…và phát tờ rơi 18.200 tờ; sách báo, tài liệu tuyên
truyền khác 21.
1.2.1 Kết quả triển khai thực hiện chương trình, đề án của tỉnh và
của Trung ương về công tác PBGDPL tại cơ quan, đơn vị và tại địa phương.
Năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn
số 1598/SNN-VP ngày 26/5/2020 về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 -
2021” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; qua đó Sở đã chỉ các phòng, đơn vị tổ chức ứng
dụng công nghệ thông trong phổ biến tuyên truyền pháp luật, tăng cường đưa thông
tin, văn bản QPPL lên trang cổng thông tin của Sở, đơn vị thuộc Sở.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân
miền núi vùng sâu vùng xa được quan tâm, đặc biệt là tuyên truyền phòng chống
tội phạm, tệ nạn ma túy, tuyên truyền người dân không tái trồng cây thuốc phiện
tại các huyện Tương Dương, Anh Sơn, Con cuông…
1.2.2 Kết quả triển khai thực hiện Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1.2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý công tác
PBGDPL, báo cáo viên PL và tuyên truyền viên PL.
Tại Sở Nông nghiệp và PTNT, đội ngũ cán bộ làm công
tác PBGDPL hoạt động kiêm nhiệm, có trình độ đại học, am hiểu pháp luật. Tuy
nhiên, đội ngũ này không thuộc định biên pháp chế mà thuộc bộ phận Thanh tra Sở
tham mưu.
1.2.2.2. Kết quả việc triển khai thực hiện Ngày pháp luật hàng tháng:
Song song với việc xây dựng Kế hoạch, chương trình
công tác PBGDPL năm, Sở đã lồng ghép việc xây dựng Kế hoạch hoạt động cho Ngày
pháp luật. Nội dung tập trung triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong
phú như: Tổ chức hội nghị phổ biến văn bản pháp luật mới cho cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong toàn đơn vị; các đoàn thể tổ chức nghiên cứu
văn bản pháp luật theo chuyên đề; mời
báo cáo viên về nói chuyện chuyên đề...nhằm duy trì và nâng cao vai trò, ý
nghĩa ngày pháp luật, treo băng rôn, khẩu hiêu…, qua đó giúp nâng cao ý thức tự
nghiên cứu, tìm tòi, hệ thống hoá các văn bản pháp luật chuyên môn của mỗi cán
bộ, công chức, viên chức nhằm không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, ý thức
pháp luật trong hoạt động chuyên môn và thực tiễn cuộc sống.
1.2.3. Đánh giá vai trò, kết quả hoạt động của Hội dồng phối hợp PBGDPL.
- Kết quả kiện toàn về tổ chức:
Sở
Nông nghiệp & PTNT có 1 Phó Giám đốc Sở làm thành viên Hội đồng và 01 Phó Chánh
Văn phòng làm thư ký Hội đồng.
2. Những khó khăn tồn tại và
nguyên nhân
- Hệ thống văn bản QPPL của Nhà nước rất nhiều, thay đổi thường xuyên; yêu
cầu cán bộ làm công tác rà soát văn bản QPPL phải cập nhật thông tin mới thường
xuyên trong khi đó cán bộ làm công tác rà soát văn bản QPPL của Sở là cán bộ
kiêm nhiệm nên công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL gặp nhiều khó khăn.
- Nghệ An là tỉnh có diện tích
rộng, dân số đông, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hôi còn nhiều khó khăn; hạn
hán, lũ lụt, dịch bệnh, cháy rừng,… xảy ra nhiều; sự khác biệt giữa các vùng
tương đối lớn mà các đối tượng quản lý của các ngành trải rộng trên khắp cả
tỉnh, đối tượng ngành tác động có nhiều đối tượng nhạy cảm; liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của người dân nông thôn.
- Đời sống của người dân nông thôn, miền núi còn gặp
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và đặc biệt là nhận thức về pháp luật còn
hạn chế; nhiều vùng đối tượng TTPBPL còn không biết chữ, không thạo tiếng phổ thông.
- Nhận thức của một số đơn vị cơ sở về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
công tác này chưa đúng mức; chương trình, nội dung PBGDPL còn dàn trải, hình
thức và phương pháp PBGDPL tuy đã đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin nhưng
tiếp cận vẫn còn chậm; cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng, địa
bàn họat động còn rộng, kinh phí, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác
PBGDPL còn nhiều khó khăn; cơ chế phối hợp các lực lượng làm công tác PBGDPL
cho các đối tượng là người lao động, nông dân và chưa nhuần nhuyễn.
- Việc đăng tải các thông tin về các lĩnh vực chuyên môn thuộc lĩnh vực
các ngành quản lý trên tạp chí, trang thông tin điện tử chưa được thường xuyên;
Số lượng bài đăng và nội dung chưa phong phú, chưa phản ánh được các vấn đề cấp
bách, đòi hỏi của xã hội, dư luận.
- Kinh phí dành cho công tác PBGDPL
còn ít, chủ yếu lồng ghép trong nguồn kinh phí các chương trình, dự án, đề án,
chưa được bố trí kinh phí riêng.
Đậu Hoàn
|